Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: baidu.com
Giờ đây Hồng Trí có lẽ đã quá nổi tiếng, mọi người vẫn hay gọi anh là "Hồng thiên vương" hoặc "trung tượng kỳ tân vương". Nhưng anh còn có một biệt hiệu khác đó là "kỳ vương lưu lạc". Bài này có lẽ được tác giả viết vào năm 2006, khi đó Hồng Trí đang thi đấu cho Trùng Khánh. Năm sau, hình như anh chuyển sang Thượng hải, trước khi về đầu quân cho Hồ bắc :))
Đừng hỏi tôi tới từ đâu
Quê nhà tôi ở nơi xa lắm
Vì sao tôi lưu lạc
Lưu lạc nơi quê người
Mỗi lần nghe bài hát này, Hồng Trí, người mà mọi người vẫn gọi là “kỳ vương lưu lạc” lại ngập tràn cảm xúc, bởi vì bài hát này như đang nói về nỗi lòng của anh.
Khi phóng viên hỏi Hồng Trí: “anh là người nơi đâu?”, không nghĩ rằng Hồng Trí sẽ trả lời: “thật khó trả lời:”. Bản thân là người nơi đâu sao lại khó trả lời? Nếu như bạn biết về tôi thì sẽ không cảm thấy kỳ lạ.
Hồng Trí sinh ra ở Vũ Hán, năm 1997 gia nhập đội Cát lâm, sau đó chuyển đến Trường Xuân và bây giờ chơi cho Trùng Khánh, bạn nói xem tôi là người nơi đâu? Từ khi 17 tuổi chính thức gia nhập làng cờ cho đến nay Hồng Trí vẫn tiếp tục lang thang.
Cảm tạ 3 vị ân sư
Hồng Trí nói về sự nghiệp cờ của mình, đầu tiên phải cảm tạ 3 người thầy.
Người đầu tiên, cũng là thầy giáo dạy vỡ lòng về cờ cho anh- bố của anh. Bố Hồng Trí cũng là cao thủ của giới cờ nghiệp dư. Khi Hồng Trí 7 tuổi, bố anh bắt đầu dạy cờ cho anh. Nói tới bố, Hồng Trí cảm động nói: “bố chỉ là một công nhân bình thường, điều kiện gia đình cũng không tốt, nhưng vì để tôi được học cờ, bố bất chấp mọi thứ, có khi bố xin nghỉ làm đưa tôi đi xem thi đấu”.
Khi Hồng Trí đã có chút căn bản, bố đưa tới Hồ bắc. Năm 13 tuổi, Hồng Trí gia nhập đội Hồ bắc, chính ở nơi đây, anh đã gặp người thầy thứ hai, người đã giúp đỡ anh rất nhiều- đặc cấp đại sư Liễu Đại Hoa. Dưới sự chỉ dạy của Liễu Đại Hoa, Hồng Trí năm 16 tuổi đã đạt trình độ của tượng kỳ đại sư, bắt đầu lập danh trên kỳ đàn. Năm 1997, vì vấn đề biên chế, Hồng Trí không thể tiếp tục ở lại đội Hồ bắc, may có Đào Hán Minh của Cát lâm giơ tay tương trợ, đưa Hồng Trí về với Cát lâm. Với Hồng Trí mà nói, Đào Hán Minh vừa là thầy vừa là bạn, “hai người chúng tôi thường hay cùng nhau thẩm cờ, giúp tôi thăng tiến kỳ nghệ không ít”. Mấy năm ở Cát lâm, Hồng Trí đã cùng Đào Hán Minh và đồng đội đưa về ngôi Á quân, quý quân cho nơi đây, thành tích cũng không tồi.
3 chuyện trải qua mà khó quên nhất
Hồng Trí dù nhỏ tuổi mà vang danh, nhưng sự nghiệp cờ của anh, đặc biệt là con đường thăng đặc cấp đại sư không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Với anh mà nói, có 3 chuyện anh khắc cốt ghi tâm.
Đầu tiên là giải đại sư năm 2001. Vòng cuối cùng anh gặp Vạn Xuân Lâm, chỉ cần thắng là anh đoạt quán quân và được thăng đặc cấp đại sư. Vậy mà khi đó, kinh nghiệm chưa lão luyện, bàn cờ lẽ ra thắng, anh để bị bức hoà, danh hiệu đặc cấp đại sư cũng vuột khỏi tay.
Năm 2003, một lần nữa tại giải đại sư, lần này Hồng Trí vô địch, nhưng tỷ lệ thắng của anh không đủ 77%, và danh hiệu đặc cấp đại sư lại hững hờ trôi qua.
Dù 2 lần ấy đối với Hồng Trí mà nói là sự đả kích không nhỏ, nhưng Hồng Trí vẫn không nản lòng. Tại giải cá nhân toàn quốc năm 2005, cuối cùng vận khí cũng đã đến với Hồng Trí. 7 vòng đầu với 2 thắng, 4 hoà, 1 thua thành tích không tốt lắm. Nhưng ở 4 vòng sau, anh đã phát huy được thực lực và giành kết quả 3 thắng, 1 hoà. Cuối cùng anh đã giành được ngôi quán quân toàn quốc. Và nhờ ngôi quán quân này, anh cũng được tấn phong “Đặc cấp đại sư”. Sau hai lần thất bại cuối cùng cũng thành công, kinh nghiệm này chỉ cho Hồng Trí hiểu rằng có những việc dù đã nhìn thấy nhưng là tại vận khí của bản thân không tốt, nhưng vận khí cuối cùng cũng dựa trên thực lực, chỉ cần có thực lực nhất định sẽ mã đáo thành công. Quả nhiên, trong giải “ngũ dương bôi” năm 2006, Hồng Trí đánh bại Tiểu Hứa, một lần nữa mã đáo thành công.
3 người quan trọng nhất
Sau khi đoạt chức quán quân, Hồng Trí muốn cảm ơn rất nhiều người, nhưng người anh muốn cảm ơn nhất là Chu Bang Hằng
Chu Bang Hằng là ông chủ một công ty TNHH chế tạo xe máy ở Trùng khánh, yêu cờ như mạng sống. Năm 2004, khi hợp đồng của Hồng Trí và Cát lâm hết hạn, Chu Bang Hằng đã dùng trăm phương ngàn kế đưa tôi về với Trùng khánh. “Ông chủ Chu đã đưa đến cho tôi một cuộc sống và điều kiện luyện tập rất tốt, có thể để tôi toàn tâm toàn ý với cờ, hơn nữa trong giải cá nhân toàn quốc năm ngoái tôi bắt đầu không tốt, chính Chu là người cổ vũ, khích lệ tôi. Có thể nói, không có sự giúp đỡ của Chu, sự nghiệp cờ của tôi không có được như ngày hôm nay”.
Hồng Trí có thể gia nhập Trùng Khánh, còn có một lý do không thể bỏ qua- đó là vợ anh Hà Tịnh, là người Trùng khánh. Hà Tịnh cũng là một kỳ thủ, nữ tượng kỳ đại sư. Hai người quen nhau ở giải thiếu niên toàn quốc năm 1998, khi đó 2 người là vô địch nam, nữ ở lứa tuổi 18. Có lẽ khi đó Hồng Trí đã có cảm tình với Hà Tịnh nên đã chủ động làm quen. Về sau, một người ở Cát Lâm, một người ở Trùng Khánh, chỉ liên lạc với nhau qua thư và điện thoại, vậy mà cuối cùng vẫn đến được với nhau. Năm 2003, 2 người đã làm thủ tục kết hôn ở Vũ hán.
Nói về vợ, Hồng Trí cũng vô cùng cảm kích: “vì chúng tôi là kỳ thủ, nên dễ dàng hiểu nhau, mỗi khi tôi thua cờ, cô ấy luôn kịp thời động viên an ủi”.
Với Hồng Trí mà nói, còn một người có lẽ cũng rất quan trọng, nhưng người này chưa ra đời, cũng không biết là nam hay nữ- đó là đứa bé trong bụng Hà Tịnh. Khi cuộc phỏng vấn này sắp kết thúc, Hồng Trí vui vẻ nói với phóng viên, còn 3 tháng nữa tôi được làm bố: “cảm giác này thật tuyệt vời, vừa nghĩ đến chuyện sắp làm bố, tôi phấn khích vô cùng. Trước đây chơi cờ chỉ là vì đam mê, sau này phải chăm chỉ luyện cờ. Đàn ông cuối cùng phải lo cho gia đình”.
(Từ http://giolangbat.blogspot.com/)
Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016
Hồng Trí - Kỳ vương lưu lạc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét